ĐỀ 1
(Đề thi TS 10 tp HCM 2020-2021)
Chủ đề: LẮNG NGHE
(Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết)
Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong
Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.
Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.
Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loại, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn. Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây ATM gạo", của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thứ và lắng nghe nhiều hơn.
(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)
a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn vì xáo trộn nào trên toàn cầu? (0,5 điểm)
b. Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản. (0,5 điểm)
c. Xác định nội dung văn bản. (1,0 điểm)
d. Trong cuộc sống, giữa ba việc: lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên, em quan tâm đến việc nào nhất? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương ?
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trả lời câu hỏi trên.
Câu 3: (4,0 điểm)
Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc lắng nghe những thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông điệp về những giá trị sống tốt đẹp cần gìn giữ ở mỗi người qua đoạn thơ: Ngửa mặt lên nhìn mặt. có cái gì rưng rưng như là đồng là bể Trăng cứ tròn vành vạnh kể chỉ người vô tình (Ánh trăng, Nguyên Duy) | Thông điệp về những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa (Bếp lửa, Bằng Việt) | Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ: Ta là con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời (Mùa xuân nho nhỏ,Thanh Hải) |
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Đề 2
Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Lắng nghe tác phẩm - Hiểu về cuộc sống”.
-Hết-
--------------------------------------------------------
Đề 2
Câu 1 (3.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
(Trích Trò chuyện với bạn trẻ - Nguyên Hương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 1)
a. Xác định nội dung chính của văn bản. (1,0 điểm)
b. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? (0.5 điểm).
c. Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau: Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. (0.5 điểm).
d. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận ? (1.0 điểm)
Câu 2 (3.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở trên , anh chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc: Nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống.
Câu 3 (4.0 điểm) Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1. Cho đoạn trích sau:
“…Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?…
Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà không gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng ?…
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra, về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. ông lão nghĩ đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn khua khoét như thế lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng…
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à ?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
(Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Từ đó liên hệ với hình ảnh người lính trong bài “ Đồng chí” của Chính Hữu để thấy được tình yêu quê hương đất nước của con người Việt Nam trong những năm chống Pháp.
Đề 2: Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:
Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…
Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên
Từ đó, hãy trình bày cảm nhận về “một bài thơ theo em là hay” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, phần Văn học Việt Nam.
----------------------------------------------------------
Bộ đề ôn thi tuyển sinh 10 môn văn
Gia sư văn 9, ôn tập văn 9, giáo viên luyện thi văn 9, luyện thi 9 lên 10, giáo viên văn giỏi, tài liệu ôn tập văn 9, đề ôn thi văn 9,
Thư viện bài giảng khác
- Tài liệu môn Văn 9 (02-08-2017)
- Đề tham khảo ôn thi văn 9- học kì 2 (04-04-2018)
- Ôn tập bài Mùa xuân nho nhỏ (20-03-2020)
- Chương trình giảm tải môn Ngữ Văn năm học 2019- 2020 (01-04-2020)
- Ôn tập bài thơ Đồng chí (19-12-2022)
- Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 8 (19-12-2022)
- Ôn tập bài thơ Nói với con (18-03-2023)
- Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố (18-03-2023)