Đăng ký tìm gia sư Gọi ngayChat Zalo

Đề tham khảo ôn thi văn 9- học kì 2

Ngày đăng: 22:04 04/04/2018. Lượt xem: 6572

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn thi: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ 1

Câu 1 (3.0 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :

Hằng ngày nhan nhản trên mặt báo là các vụ học sinh đánh bạn dã man chỉ vì một cái nhìn, một câu nói, hay đơn giản chỉ vì va chạm khi sân trường đông đúc... Và tôi không khỏi giật mình khi nghe con trai bé nhỏ thuật lại: cách đây hai tháng có mấy anh lớp 9 đánh anh Sao Đỏ gãy tay... Nghe xong, tôi cảm giác thật đau lòng cho cha mẹ của các bạn nhỏ đó và nghĩ sợ hãi cho đứa con ốm yếu bé nhỏ của mình.

 ( Nguồn: Báo Tuổi Trẻ online, ngày 28.2.2016)

a) Theo em, trong đoạn trích trên, bà mẹ đang lo sợ và đau lòng về điều gì. (1.0 điểm)

b) Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 điểm)

c)Viết một đoạn văn ngắn (khoảng năm dòng) nêu ý kiến về vấn đề: Học sinh cùng lớp, cùng trường nên đối xử như thế nào để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. (1.0 điểm)

Câu 2 (3.0 điểm)

Hãy viết văn bản (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề bạo lực học đường.

Câu 3 (4.0 điểm)

Hãy cảm nhận về vẻ đẹp của con người và đất nước Việt Nam trong hai khổ thơ sau:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

 

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.”

( Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)

---------------------------------------- HẾT---------------------------------------------------------

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018

 MÔN: NGỮ VĂN 9 - ĐỀ 2

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3.0 điểm): Đọc kỹ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi

        Nhiều bạn trẻ hiện nay cho rằng trang cá nhân là nơi để họ thoải mái thể hiện quan điểm mà không cần suy nghĩ về hậu quả những gì mình viết ra. Đừng nghĩ rằng bạn có thể ngồi sau bàn phím máy tính và thoải mái bộc lộ suy nghĩ của mình cũng như lời nói, vì ngôn từ viết ra có sức “sát thương” rất cao. Bằng chứng là có nhiều trường hợp đã tự tử chỉ vì những lời chế giễu, chửi mắng trên mạng.

                                                                        (Nguồn: Tuổi Trẻ online ngày 11.6.2017)

a) Theo em, đoạn trích trên nêu lên vấn đề gì? (1.0 điểm)

b) Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên ? (1.0 điểm)

c) Hãy đặt tựa đề cho đoạn trích trên? (1.0 điểm)

Câu 2 (3.0 điểm)     

           Hãy viết một văn bản nghị luận ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng internet ?

Câu 3 (4.0 điểm)

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”,

nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.”

Nhà Thơ Tố Hữu trong bài thơ “Một khúc ca xuân”:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?

Em hãy cảm nhận về điểm gặp nhau giữa hai khổ thơ trên.

 

 

                                    ĐỀ KIỂM TRA HK II- NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn thi: NGỮ VĂN 9 – ĐỀ 3

                                                Thời gian làm bài: 90 phút

( Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: ( 3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

…..“Ước làm một hạt phù sa

Ước làm một tiếng chim ca xanh trời

Ước làm tia nắng vàng tươi

Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”.

                                                   (Lê Cảnh Nhạc- Xin làm hạt phù sa- 2005).

 a / Xác định thể thơ. Nêu nội dung chính của đoạn thơ . ( 1,5 điểm )

 b/ Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ .(1,0 điểm )

 c/. Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9. (0,5 điểm )

Câu 2 ( 3.0 điểm )

Trong đoạn kết của bộ phim “Fast and Furious 7” (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình, nhân vật  Dom đã nói với người anh em của mình rằng: “Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu”.

Từ câu nói trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi), trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người.

     Câu 3: ( 4,0 điểm)

Cảm nhận về hai khổ thơ sau được trích trong “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.

-------------------------------- Hết ------------------------------------------------------

 

ĐỀ KIỂM TRA HK II- NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn thi: NGỮ VĂN 9- ĐỀ 4

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao”.

( Trích “Trong lời mẹ hát” – Trương Nam Hương)

a. Chỉ ra 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên.   (1,0 điểm)

b. Làm rõ hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. (1,0 điểm)

c. Nêu suy nghĩ của em về thông điệp muốn được gửi gắm qua đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm).

Từ bốn câu thơ trên (ở câu 1), em viết một bài văn nghị luận  (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em.

Câu 3: (4,0 điểm)

" Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi "

 

Cảm nhận về hai khổ thơ trên được trích trong “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

 

-------------------------------Hết------------------------------------------------

 

ĐỀ KIỂM TRA HK II- NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn thi: NGỮ VĂN 9- ĐỀ 4

 

Câu 1 (3 điểm) Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi:

 “...Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và bè lũ bán cướp nước…”

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta-Hồ Chí Minh)

  1.  Hãy đặt tên cho đoạn trích trên. (1.0 điểm)
  2.  Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên. (1.0 điểm)
  3. Với hai cụm động từ “lướt qua” … và “nhấn chìm” … tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước. Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc. (1.0 điểm)

Câu 2 (3 điểm)

     "Món quà này thực sự là một viên ngọc sáng giữa đời! Đôi giác mạc của con nay mai sẽ giúp được 2 người mù lòa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng. Tôi tin rằng, ở một nơi nào đó, con đang thấy hạnh phúc vì đã làm được một việc tốt và mang lại vô vàn thương yêu cho cuộc sống”.

Từ lời tri ân trên em, hãy trình bày suy nghĩ của em về “Hạnh phúc”.

 

Câu 3 (4 điểm )

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(“Nói với con”, Y Phương)

Trình bày cảm nhận của em về tấm lòng của người cha trong đoạn trích dưới đây. Nếu là người con, em sẽ đáp lại như thế

 

ĐỀ KIỂM TRA HK II- NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn thi: NGỮ VĂN 9- ĐỀ 4

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1: (3 điểm)  Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    “Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

     Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người”.

 (Trích “Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

a/ Nêu nội dung chính của văn bản. (1.0 điểm)

b/ Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên. (1.0 điểm)

c/ “Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó”. Vậy bản thân em – người chủ tương lai của đất nước – em sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước. (1.0 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

“Một người bạn là người mỉm cười khi bạn cười, vui khi bạn vui, nhưng không khóc khi bạn khóc, vì khi ấy họ còn phải nắm tay và ôm lấy bạn”.

(Sưu tầm)

 Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên .

 

Câu 3: (4 điểm)

Nêu cảm nhận của em về những bài học mà người cha nói với con trong đoạn thơ: 

 

 “ Chân phải bước tới cha

   Chân trái bước tới mẹ

   Một bước chạm tiếng nói

   Hai bước tới tiếng cười.

 

 

 

Người đồng mình yêu  lắm con ơi !

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

  (Trích “Nói với con” – Y Phương, SGK Ngữ Văn 9 tập 2, trang 72 – 73)

-------------------------------------------HẾT-----------------------------------------

 

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn thi: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Đề 8

Câu 1: (3.0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói               Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát 
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ                  Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh 
Ôi tiếng Việt 
như bùn và như lụa                      Như gió nước không thể nào nắm bắt 
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.                       Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. ”

a.  Em hãy đặt tựa cho đoạn thơ trên. (1.0 điểm)

b. Tìm một biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của phép tu từ vừa tìm được. (1.0 điểm)

c. Từ đoạn thơ trên, là học sinh trong thời đại ngày nay, em sẽ làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Hãy trình bày suy nghĩ của em từ 3 đến 5 câu văn. (1.0 điểm)

Câu 2: (3.0 điểm)        

Hãy viết bài văn nghị luận (độ dài khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về phương châm “Học đi đôi với hành”.

Câu 3: (4.0 điểm)

Hãy cảm nhận và nêu suy nghĩ của em về hai khổ thơ sau trích trong bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương.

                               “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác        

                               Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát   

                               Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam  

                               Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

 

                               Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                               Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

                               Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

                                Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”

-------------------------Hết---------------------------------------

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2. NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi:

Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở ban sơ mới về

Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ lúc còn non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy.

                                                    (Duy Khán – Tuổi thơ im lặng)

a. Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên. (1,0 điểm)

          b. Hãy chỉ ra một phép liên kết câu trong đoạn trích trên. Tác dụng của phép liên kết đó. (1,0 điểm)

  1. Em hiểu thế nào về những câu sau: “Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ lúc còn non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy.”.Trình bày trong khoảng 3-5 dòng. (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

 Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý thức học tập của học sinh hiện nay.

Câu 3: (4,0 điểm)

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” nhà thơ Thanh Hải từng ước nguyện:

 

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

 

 Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

 

Trình bày cảm nhận em về ước nguyện của  nhà thơ trong hai đoạn thơ trên.

 

                         --------------------------- Hết ---------------------------------------------

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2. NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1: (3.0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá SEA Games. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sang bước vào trận đấu.

(2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước...

                                              (Theo Lê Văn Thu, báo Thanh Niên ngày 8-6-2015)

a) Em hãy đặt nhan đề cho đoạn trích trên. (1.0 điểm)

b) Xác định một phép liên kết trong đoạn 2. (1.0 điểm)

c) Việc gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc gợi cho em suy nghĩ gì. (1.0 điểm)

Câu 2:(3.0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 1 trang giấy thi)  trình bày suy nghĩ về vấn đề sau: “Tình yêu thương là hạnh phúc của con người”.

Câu 3:(4.0 điểm)

“Sang thu” – khúc biến tấu giao mùa.

Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh  và  liên hệ với một văn bản khác để cho thấy tình yêu thiên nhiên của các nhà thơ.

 

-----------------------------------HẾT------------------------------------

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2. NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

                                                         Dù ở gần con,

                                                         Dù ở xa con,

                                                         Lên rừng xuống bể,

                                                         Cò sẽ tìm con,

                                                         Cò mãi yêu con.

                                                         Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

                                                         Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

(Trích Con cò - Chế Lan Viên) 

  1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (1.0 điểm) 
  2. Tìm từ ngữ liên kết và phép liên kết trong đoạn thơ trên? (1.0 điểm) 
  3. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của mình về tấm lòng người mẹ (khoảng 3-5câu) (1.0 điểm) 

Câu 2: (3,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng một mặt giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về chủ đề: Điều kì diệu nhất trong cuộc đời. 

Câu 3: (4,0 điểm)

Từ truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) nêu cảm nhận của em về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong chiến tranh. 

Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần tiếp nối truyền thống yêu nước của cha anh như thế nào ? 

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2. NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1:  (3.0 điểm) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương…”

 (Trích trong bài hát “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh)

a) Hãy đặt một nhan đề khác cho lời bài hát trên? ( 1,0 điểm)

b) Tìm một phép liên kết trong lời bài hát trên? Nêu tác dụng của phép liên kết đó? ( 1,0 điểm)

c) Lời bài hát trên gợi cho em suy nghĩ gì ? (Trả lời câu hỏi trên bằng đoạn văn khoảng 3 đến 5 dòng) ( 1,0 điểm)

Câu 2: (3.0 điểm)

“Bé Hải An (Hà Nội) ra đi nhưng em vẫn còn đó trên cuộc đời: giác mạc em hiến vừa được cấy ghép cho hai người được sáng mắt. Việc hiến mô tạng của em bé mới 7 tuổi để cứu người làm lay động trái tim bao người. Có lẽ vì lẽ đó, ngay những ngày đầu năm ở hai đầu đất nước Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội, nhiều người đã đ&

Thư viện bài giảng khác

Thông tin tài khoản giao dịch
VIETINBANK

Ngân hàng Vietinbank chi nhánh HCM

 Tên Tk : Lê Văn Dũng

 Số Tk :109005997401

Ngân hàng Techcombank chi nhánh HCM 

Tên Tk:  Lê Văn Dũng

Số Tk : 19033384199018

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc tại Văn phòng:  

-  Sáng   8h00    ->12h.

 -  Chiều 13h30 -> 17h30

-  Ngày Thứ 7: 8h-> 12h.

-  Chiều T7 và CN làm việc khi có lịch hẹn

backtop